Câu tục ngữ ” Có công mài sắt có ngày nên kim” đề cao vai trò của sự kiên trì trong việc thực hiện một công việc, dự định nào đó trong cuộc sống. Vận dụng những hiểu biết của mình, em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim .
I. Dàn ý chi tiết cho đề chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim
1. Mở bài
-
- Khái quát về thực tế cuộc sống: Cuộc sống không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng, mà con người ta luôn phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Có những người gặp khó khăn thì thoái chí, ngã lòng. Nhưng cũng có người lại kiên trì chịu đựng, vượt qua và chờ đợi những người như vậy là những thành quả ngọt ngào.
- Dẫn dắt đến vấn đề cần chứng minh: Bàn về tính kiên trì, ông cha ta cũng có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
>>Chứng minh giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim
>>Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Có công mài sát có ngày nên kim
>>Chứng minh rằng Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có
2. Thân bài
- Giải thích:
+ Nghĩa đen: Câu tục ngữ sử dụng hai hình ảnh: “thanh sắt” và “cây kim”. Nghĩa đen của câu tục ngữ hiển hiện ngay trên câu chữ: Một thanh sắt dài, lớn nhưng chỉ cần “có công” – có sự kiên trì, chịu khó của con người thì có ngày thanh sắt kia cũng trở thành cây kim.
+ Nghĩa bóng: Việc mài sắt ở đây biểu tượng cho một công việc khó khăn, lâu dài. Để hoàn thành được công việc ấy, con người cần phải có kĩ năng, kinh nghiệm, song quan trọng nhất, con người cần đến lòng kiên trì. Nếu không kiên trì, vậy thì “thanh sắt” ban đầu chưa có lợi ích, tác dụng gì đâu thể thành “cây kim” giúp con người trong việc may vá.
- Nghĩa cả câu: Như vậy, câu tục ngữ đã đề cao vai trò của lòng kiên trì – sự quyết tâm đến cùng để hoàn thành công việc trong cuộc sống.
- Chứng minh:
+ Để tạo ra được sợi dây tóc nhỏ bên trong giúp bóng đèn phát sáng, Edison đã phải trải qua hàng ngàn lần thất bại trong các cuộc thử nghiệm. Nhưng lòng kiên trì đã giúp ông không bỏ cuộc, và cuối cùng, Edison đã thành công.
+ Nguyễn Ngọc Ký từ một cậu bé khuyết tật, bị cụt cả hai tay nhưng nhờ lòng kiên trì và nỗ lực không ngừng mà đã trở thành một người thầy giáo tài năng…
- Tất cả những điều kì diệu trong cuộc sống đó được tạo nên bởi lòng kiên trì của con người.
3. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn và ý nghĩa của câu tục ngữ: Nói tóm lại, câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn, thiết thực, giúp chúng ta hiểu ra một điều: Lòng kiên trì là một đức tính vô cùng cần thiết với mỗi cá nhân, bởi nó sẽ giúp chúng ta có quyết tâm và nỗ lực không ngừng để đạt tới thành công trong cuộc sống.
- Bài học nhận thức, hành động: Mỗi người phải rèn luyện cho mình đức tính kiên trì, để luôn vững vàng trước mọi khó khăn thử thách…
II. Bài tham khảo cho đề chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim
Cuộc sống không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng, mà con người ta luôn phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Có những người gặp khó khăn thì thoái chí, ngã lòng. Nhưng cũng có người lại kiên trì chịu đựng, vượt qua và chờ đợi những người như vậy là những thành quả ngọt ngào. Có thể thấy, kiên trì sẽ quyết định thành công hay thất bại củ mỗi người trên đường đời. Bàn về tính kiên trì, ông cha ta cũng có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn để đúc kết, truyền tải những kinh nghiệm trong đời sống của ông cha ta từ xưa đến nay. Để đảm bảo tính hàm suc, ngắn gọn cho câu nói, tục ngữ thường dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng. Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một ví dụ tiêu biểu. Câu tục ngữ sử dụng hai hình ảnh: “thanh sắt” và “cây kim”. Nghĩa đen của câu tục ngữ hiển hiện ngay trên câu chữ: Một thanh sắt dài, lớn nhưng chỉ cần “có công” – có sự kiên trì, chịu khó của con người thì có ngày thanh sắt kia cũng trở thành cây kim. Nhưng ý nghĩa của câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở đó. Việc mài sắt ở đây biểu tượng cho một công việc khó khăn, lâu dài. Để hoàn thành được công việc ấy, con người cần phải có kĩ năng, kinh nghiệm, song quan trọng nhất, con người cần đến lòng kiên trì. Nếu không kiên trì, vậy thì “thanh sắt” ban đầu chưa có lợi ích, tác dụng gì đâu thể thành “cây kim” giúp con người trong việc may vá. Như vậy, câu tục ngữ đã đề cao vai trò của lòng kiên trì – sự quyết tâm đến cùng để hoàn thành công việc trong cuộc sống.
Để tạo ra được sợi dây tóc nhỏ bên trong giúp bóng đèn phát sáng, Edison đã phải trải qua hàng ngàn lần thất bại trong các cuộc thử nghiệm. Nhưng lòng kiên trì đã giúp ông không bỏ cuộc, và cuối cùng, Edison đã thành công. Nguyễn Ngọc Ký từ một cậu bé khuyết tật, bị cụt cả hai tay nhưng nhờ lòng kiên trì và nỗ lực không ngừng mà đã trở thành một người thầy giáo tài năng… Tất cả những điều kì diệu trong cuộc sống đó được tạo nên bởi lòng kiên trì của con người. Vai trò của lòng kiên trì càng được khẳng định qua những câu chuyện thực tế đó.
Nói tóm lại, câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn, thiết thực, giúp chúng ta hiểu ra một điều: Lòng kiên trì là một đức tính vô cùng cần thiết với mỗi cá nhân, bởi nó sẽ giúp chúng ta có quyết tâm và nỗ lực không ngừng để đạt tới thành công trong cuộc sống. Mỗi người phải rèn luyện cho mình đức tính kiên trì, để luôn vững vàng trước mọi khó khăn thử thách…